Nguyên nhân tăng cân từ 8 loại hormone khiến bạn “muốn ăn cả thế giới”
Khi nhìn thấy cơ thể dần dần mất đi những đường cong vốn có, trong ta liền sục sôi ý chí giảm cân. Thực đơn giảm cân, lịch tập, thực phẩm giảm cân… chúng ta đều chuẩn bị rất chu đáo. Nhưng chúng ta không thể ngăn bản thân trước những cơn thèm ăn. Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng tại Hollywood Kelly LeVeque trong quyển sách Body Love: Live in Balance, Weigh What You Want, and Free Yourself from Food Drama Forever sẽ chỉ ra 8 loại hormone là nguyên nhân tăng cân của bạn.
Nguyên nhân tăng cân 1: Hormone "Dự trữ" – Insulin
Vai trò của Insulin: Insulin được tiết ra bởi tuyến tụy. Insulin giúp các tế bào trong cơ thể hấp thu lượng Glucose trong máu và chuyển hóa Glucose thành năng lượng hoặc dự trữ chúng. Ngoài ra, Insulin còn giúp các tế bào mỡ không bị phá vỡ.
Khi lượng Insulin mất cân bằng, chúng ta dễ mắc bệnh Hội chứng chuyển hóa (Metabolic Syndrome).Ngoài việc làm chúng ta thèm ăn ra, Hội chứng chuyển hóa còn khiến chúng ta dễ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Ảnh: dml5050/iStock/Thinkstock
Giải pháp: Chúng ta nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa lượng Carbonhydrate xấu để cân bằng lượng Insulin được tiết ra. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa đường Fructose. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đường Fructose sẽ làm tăng lượng Insulin trong cơ thể và các bệnh liên quan đến kháng Insulin. Bạn nên tập thể đục thường xuyên để đốt cháy lượng Glycogen tích trữ trong cơ thể.
Nguyên nhân tăng cân 2: Hormone "Gây no nê" – Leptin
Vai trò của Leptin: Leptin được sản xuất bởi các tế bào mỡ. Leptin thông báo cho não dưới (Hypothalamus) lượng mỡ chúng ta cần đã đủ, giúp ngăn cơ thể ăn quá nhiều.
Những thực phẩm dinh dưỡng giúp dáng xinh da khoẻ
Thực phẩm dinh dưỡng bạn nên chứa trong tủ lạnh hàng ngày là gì? Những thực phẩm này giúp bạn có làn da đẹp, sức khoẻ tốt và thân hình cân đối.
Khi lượng Leptin mất cân bằng, tín hiệu "báo no" truyền lên não sẽ suy giảm khiến chúng ta không thể kiềm hãm lượng thức ăn vào cơ thể. Mất cân bằng Leptin còn gây ra chứng béo phì, tăng cao Insulin và viêm.
Ảnh: EzumeImages/iStock/Getty Images
Giải pháp: Chúng ta nên tránh các thực phẩm có khả năng gây viêm, như những loại dầu được chiết xuất từ các loại hạt. Thay vào đó, chúng ta nên ăn các thực phẩm giàu Omega 3. Chúng ta nên ngủ đủ giấc, vì thiếu ngủ sẽ khiến lượng Leptin trong cơ thể suy giảm. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp chúng ta duy trì mức độ ổn định của Leptin.
Nguyên nhân tăng cân 3: Hormone "kìm hãm" – Peptide Y (PYY)
Vai trò của PYY: Hormone này được sản sinh trong quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể kìm hãm sự thèm ăn.
Khi cơ thể kháng Insulin hoặc đường huyết tăng cao sẽ làm giảm nồng độ PYY.
Ảnh: Tatjana Baibakova | Dreamstime
Giải pháp: Chúng ta nên giữ lượng đường huyết ổn định để Hormone PYY luôn ở trạng cái cân bằng. Ngoài ra các bữa ăn giàu Protenin và chất xơ sẽ giúp tăng lượng PPY trong cơ thể.
Nguyên nhân tăng cân 4: Hormone "Bão hòa" – Glucagon-Like Peptide-1 (GLP-1)
Vai trò của GLP-1: Hormone này được sản xuất và giải phóng khi thực phẩm đi vào đường ruột. GLP-1 sẽ phát tín hiệu thông báo cho não rằng, cơ thể đã vào trạng thái bão hòa và không nên dung nạp thêm nữa.
Bệnh viêm mãn tính (Chronic imflammation) sẽ cơ thể sản sinh ít đi lượng GLP-1. Đồng nghĩa với việc, tín hiệu bão hòa không hoạt động sẽ khiến chúng ta luôn có cảm giác đói.
Ảnh: Tashka2000 | Dreamstime
Giải pháp: Chúng ta nên tránh ăn các thực phẩm có khả năng gây viêm. Bạn nên bổ sung Probiotic, các thực phẩm giàu Protein và chất xơ sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều GLP-1.
Đừng quên cập nhật phần 2 với 4 "thủ phạm" còn lại của danh sách này trên Elle.vn những ngày tới các bạn nhé!
Xem thêm:
Cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý bằng nguyên tắc bàn tay
Xây dựng chế độ dinh dưỡng từ các bước cơ bản
Thực hiện: Aaron Nguyen
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Việt Nam
Tham khảo: mindbodygreen
Hình ảnh: georgychernyadyev, Tinatin/ Shutterstock
Source http://www.elle.vn/bi-quyet-khoe-va-dep/nguyen-nhan-tang-can-tu-hormone
Post a Comment