Tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân tăng cân từ các loại hormone gây thèm ăn
Trong Nguyên nhân tăng cân từ 8 loại Hormone khiến bạn "muốn ăn cả thế giới" phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về 4 trong 8 loại Hormnone: Insulin, Leptin, Ghrelin và GLP-1. Chúng ta cùng tìm hiểu 4 loại Hormone còn lại là gì nhé!
Nguyên nhân tăng cân từ 8 loại hormone khiến bạn "muốn ăn cả thế giới"
Bạn cứ muốn giảm cân nhưng không thành. Vậy nguyên nhân tăng cân là do đâu? Thủ phạm chính là 8 loại hormone khiến chúng ta luôn thèm ăn "cả thế...
Nguyên nhân tăng cân 5: Hormone "gây no nê" – Cholecystokinin (CCK)
Vai trò: CCK được sản xuất bởi các tế bào trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh. CCK được giải phóng ra từ từ tá tràng, giúp kích thích sự co thắt của túi mật và hỗ trợ bài tiết acid trong tụy và dạ dày. CKK giúp quá trình làm rỗng dạ dày chậm lại và ức chế năng lượng từ thức ăn được đưa vào cơ thể.
Hội chứng co thắt đại tràng (Irritable bowel syndrome – IBS) sẽ khiến cơ thể sản xuất dư thừa lượng CCK. Khi lượng CCK quá cao sẽ cản trở cơ thể hấp thụ và chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm.
Ảnh: Shutterstock
Giải pháp: Bạn nên ăn các thực phẩm chứa Protein và chất béo không bão hòa để lượng CCK ở trạng thái cân bằng.
Nguyên nhân gây tăng cân 6: Hormone "Gây đói" – Ghrelin
Vai trò của Ghrelin: Ghrelin được giải phóng khi không có thức ăn trong dạ dày và dừng lại khi đã được lấp đầy bởi thực phẩm. Trước khi ăn lượng Ghrelin sẽ đạt mức cao nhất và Ghrelin đạt mức thấp 1 giờ sau khi ăn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những bệnh nhân béo phì thường có lượng Ghrelin không giảm mặc dù đã ăn no. Vì vậy, não không nhận được tín hiệu dừng lại khiến các bệnh nhân ăn không kiểm soát.
Ảnh: Alison Miksch
Giải pháp: Chúng ta nên tránh các thực phẩm chứa hàm lượng cao Carbonhydrate, đường, đặc biệt là các thức uống được tạo ra bằng đường nhân tạo. Chúng ta nên bổ sung Protein vào mỗi bữa ăn, đặc biệt là buổi sáng. Ngoài ra chúng ta nên ăn nhiều chất xơ để Ghrelin nhanh chóng phát tín hiệu ngừng ăn cho não.
Nguyên nhân tăng cân 7: Hormone "kích thích" – Neuropeptide Y (NYP)
Vai trò của NYP: Hormone này được sản sinh từ não và hệ thống thần kinh của cơ thể. NYP sẽ kích thích cơ thể thèm các thức ăn chứa Carbonhydrate.
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra NYP khiến chúng ta luôn trong cảm thấy thèm ăn.
Ảnh: Shutterstock
Giải pháp: Chúng ta nên ăn với tốc độ nhanh hơn để cơ thể không sản xuất quá đà lượng NYP. Ngoài ra, việc thiếu hụt Protein cũng làm tăng NYP trong cơ thể.
Nguyên nhân tăng cân 8: Hormone "căng thẳng" – Cortisol
Vai trò: Cortisol được tiết ra từ tuyến thượng thận (Andrenals) khi cơ thể bị stress.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi lượng Cortisol tăng sẽ khiến cơ thể trở nên thèm ăn và kết quả là việc tăng cân. Ngoài ra, Cortisol cao sẽ khiến cơ thể phụ nữ xuất hiện mỡ bụng.
Ảnh: dietspotlight
Giải pháp: chúng ta không nên để cơ thể thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài. Các bài tập yoga, thiền định, hoặc giấc ngủ ngon sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giải tỏa căng thẳng. Trong mỗi bữa ăn hàng ngày nên cân bằng 3 nguyên tố: Protein, chất béo và chất xơ.
Xem thêm:
Cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý bằng nguyên tắc bàn tay
Xây dựng chế độ dinh dưỡng từ các bước cơ bản
Thực hiện: Aaron Nguyen
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Việt Nam
Tham khảo: mindbodygreen
Hình ảnh: POPSUGAR Photography / Maria del Rio, deliciousmagazine
Source http://www.elle.vn/bi-quyet-khoe-va-dep/nguyen-nhan-tang-can-tu-nhung-loai-hormone
Post a Comment