Cận cảnh trang phục của binh sĩ Mỹ từ khi thành lập quân đội đến nay
Trang phục đầu tiên của quân đội Mỹ được lấy cảm hứng từ "mẫu quốc" Anh với áo đỏ, quần trắng- màu của lá cờ Union Jack của Anh. Ảnh: Blogspot
Sau đó, đến năm 1779, Mỹ lần đầu tiên có trang phục riêng cho các binh sĩ với áo khoác màu xanh và quần màu trắng. Ảnh: Wiki
Sau đó, trang phục của binh sĩ Mỹ lại tiếp tục chịu ảnh hưởng của nước Anh nhưng lần này đã có sự tối giản để phù hợp với môi trường chiến đấu phức tạp. Ảnh: Darkestafrica
Tiếp đó, trang phục của binh sĩ Mỹ được may bằng vải kaki tối màu. Màu sắc của bộ trang phục này nhanh chóng được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng sau đó. Ảnh: Media cache
Từ năm 1812-1820, trang phục của quân đội Mỹ gồm áo len xanh cùng đi kèm một chiếc mũ shako. Ảnh: Imgur
Từ năm 1821-1836, Mỹ lại cho ra mắt bộ trang phục mới cầu kỳ hơn với phần cầu vai và cúc áo được làm lại hoàn toàn. Ảnh: Imgur
Thay đổi đáng kể nhất trong trang phục của quân đội Mỹ diễn ra vào năm 1851 khi các binh sĩ được trang bị áo choàng với các màu khác nhau tượng trưng cho các lực lượng của quân đội Mỹ như màu đỏ là pháo binh, màu xanh là bộ binh. Ảnh: Bullfax
Từ năm 1870-1880, quân đội Mỹ không đủ trang phục để cấp cho binh sĩ và các quy định về quân phục cũng bị binh sĩ Mỹ phản đối dữ dội. Hình ảnh quân đội Mỹ lúc đó nhìn không mấy đồng bộ. Ảnh: Imgur
Đến năm 1898, khi chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha nổ ra, quân đội Mỹ quyết định dùng vải kaki để may trang phục cho binh sĩ. Ảnh: Wiki
Đến đầu Thế chiến thứ 1, trang phục kiểu Pháp lại trở thành xu hướng mới trong quân đội Mỹ, tuy nhiên, khi Thế chiến thứ 1 gần kết thúc, quân đội Mỹ lại chuyển sang dùng trang phục bằng vải kaki như trước. Ảnh: Blogspot
Trang phục của binh sĩ Mỹ trong suốt Thế chiến 1. Ảnh: Media cache
Trong khi đó, trong Thế chiến thứ 2, binh sĩ Mỹ bắt đầu mặc trang phục màu olive mà đội mũ cối M1. Ảnh: Wordpress
Trong chiến tranh Triều Tiên, binh sĩ Mỹ cũng mặc áo màu olive nhưng hơi ngả xanh. Ảnh: Bullfax
Trong chiến tranh hiện đại, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ như SEAL hay các nhóm trinh sát bắt đầu mặc trang phục phù hợp với môi trường mà họ cần ngụy trang khi chiến đấu. Ảnh: Wordpress
Post a Comment