10 Điều có thể bạn chưa biết về hai chất hóa học có mặt thường xuyên trong mỹ phẩm – Parabens và Sulfates
Lấp lánh mặt nạ dưỡng da mùa Giáng sinh
Cùng ELLE Việt Nam tìm hiểu đây loại mặt nạ dưỡng da lấp lánh hoàn toàn mới.
Parabens và Sulfates thường xuất hiện trong các sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày như dầu gội đầu, sữa tắm, son môi, lăn khử mùi. Parabens và sulfates luôn là chủ đề bàn tán của nhiều tín đồ làm đẹp trên thế giới, xoay quanh những tin đồn về công dụng lẫn tác hại của cả hai thành phần này. Cùng ELLE tìm hiểu 10 điều có thể bạn chưa biết về chúng.
1. Hai thành phần Parabens và Sulfates thường được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp
Parabens là chất hoá học được tìm thấy từ những năm 1950 nhằm kháng các vi khuẩn gây mùi, thường được đem vào các sản phẩm như lăn khử mùi, sữa dưỡng thể, son môi, dầu gội đầu, tẩy tế bào chết và các sản phẩm khác.
Sulfates là các thành phần hoạt động hiệu quả trong các sản phẩm tẩy rửa tạo bọt như kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu, …
(Ảnh: i.pinimg)
2. Khả năng gây nguy hại cho sức khoẻ
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy thành phần parabens có thể bắt chước hoạt động của các hóc môn estrogen trong cơ thể con người. Hóc môn estrogen được biết có liên quan đến một số dạng ung thư vú ở phụ nữ. Tương tự, parabens cũng được tìm thấy trong các khối u vú.
Sulfates được cho là có khả năng bẻ gãy cấu trúc proteins trong cơ thể dẫn đến tình trạng thái hoá trên màng tế bào. Bên cạnh đó, sulfates cũng được cho là có liên can đến các trường hợp gây bệnh liên quan đến tim, phổi và não ở cơ thể con người.
3. Nhưng, những lời tố cáo về hai thành phần này có thật sự đúng?
Trên thực tế, chưa có bằng chứng khoa học xác thực về việc parabens thực sự liên quan đến trường hợp ung thư. Tổ chứcThe Cosmetic Ingredient Review(Tạm dịch: Tổ chức đánh giá thành phần mỹ phẩm) cho biết, nồng độ an toàn tối đa của sulfates là 50% nếu chúng được rửa sạch hoàn toàn khỏi bề mặt da.
(Ảnh: cdn2.hercampus)
4. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm mỹ phẩm không chứa hai thành phần này, chúng thường được nhận biết dưới dạng parabens- free, sulfates- free hoặc without parabens and sulfates. Vì thế, người sử dụng có thể tìm kiếm các sản phẩm có ghi các "dấu hiệu nhận biết" như trên. Để bảo vệ sức khoẻ bản thân cũng như phòng tránh các trường hợp không mong muốn; việc đọc trước thành phần sản phẩm cũng là một lời khuyên bắt buộc.
5. Sulfates không tốt cho mái tóc của bạn
Nghiên cứu cho thấy sulfates có khả năng gây khô tóc, làm hại đến da đầu, làm phai màu tóc và có thể gẫy đến các tình trạng mỏng tóc.
(Ảnh: The blonde silhouette)
6. Đâu thực sự là các sản phẩm Sulfates-free?
Các chuyên gia nghiên cứu về thành phần hoá học trong mỹ phẩm cho biết, để hạn chế các sản phẩm chứa sulfates hay tìm kiếm một sản phẩm thật sự đúng với tên gọi sulfates-free; bạn cần tìm các sản phẩm làm sạch được chiết xuất chính từ các loại hoa quả, trái cây hay rau củ. Việc lựa chọn các sản phẩm đó như thế nào?
Vượt qua cả dầu dừa, chăm sóc da và tóc bằng dầu Squalane sẽ là trào lưu làm đẹp của năm sau
Cùng tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời của dầu Squalane - sản phẩm được dự đoán sẽ là ngôi sao dưỡng da sáng giá trong năm 2018.
7. Nhận biết các sản phẩm có chứa sulfates hay không?
Sulfates được xem là thành phần chính tạo nên các sản phẩm dầu gội đầu. Vì thế, nếu một sản phẩm chứa sulfates, bạn sẽ nhìn thấy tên sulfates được liệt kê ở vị trí khá cao trong bảng thành phần sản phẩm. Qua đây cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét bảng thành phần sản phẩm trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ sản phẩm nào.
(Ảnh: Get goodhead)
8. Nhận biết các sản phẩm có chứa parabens hay không?
Đối với parabens, việc nhận biết parabens có xuất hiện trong bảng thành phần hay không đòi hỏi sự quan sát tương đối kỹ lưỡng. Bởi parabens còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: "butylparaben, methylparaben, and propylparaben, Alkylhydroxybenzoates hay parahydroxybenzoates". Do đó, việc bạn nhận thấy sự xuất hiện các tên gọi kể trên cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm đó có chứa thành phần là parabens nhưng được viết dưới một tên gọi khác.
9. Các thành phần có thể thay thế parabens?
Thành phần có thể thay thế paraben có thể kể đến như những sản phẩm có sử dụng các thành phần như ethylhexylglycerin (có nguồn gốc thực vật) hoặc phenoxyethanol, một chất thay thế cho paraben, rượu cồn ether có nguồn gốc tự nhiên. Các sản phẩm có chứa các thành phần thay thế này, được xem là sự lựa chọn lý tưởng dành cho người tiêu dùng.
(Ảnh: s3.amazonaws)
10. Luôn có giới hạn trong việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm
Một sự thật không thể thay đổi chính là "Chemicals are chemicals" (Thành phần hoá học vẫn luôn là các thành phần hoá học). Bạn không thể hoàn toàn tránh xa các thành phần hoá học nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm. Do đó, một trong những lời khuyên đắt giá của chuyên gia chính là việc sử dụng xoay vòng các sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn nhất định. Việc luân phiên sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm sau một khoảng thời gian có thể giúp cho làn da cũng như cơ thể hạn chế được sự tiếp xúc lâu dài.
Tuy nhiên, các thành phần hoá học được mang vào các sản phẩm mỹ phẩm đều phải trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và kiểm duyệt trước khi mang đến với người tiêu dùng. Vì thế, việc lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc chính đáng, rõ ràng cũng là một trong những việc làm cần thiết để bảo vệ và chăm sóc cơ thể mình đúng cách, phái đẹp nhé!
Post a Comment