Quyết định nâng ngực bằng phương pháp nội soi đặt túi ngực, cần lưu ý những điều gì?
Hành trình "trùng tu" chóng mặt từ nhan sắc đến danh xưng hoa hậu của Phi Thanh Vân
Bí quyết giữ dáng "chuẩn khỏi chỉnh" trong dịp lễ Giáng sinh và năm mới
Sở hữu vòng ngực căng tròn, săn chắc tự nhiên là mơ ước của nhiều phụ nữ. Với công nghệ tiên tiến hiện đại như hiện nay, mọi người sẽ nghĩ ngay tới liệu pháp nâng ngực bằng phương pháp nội soi đặt túi ngực để bầu ngực luôn căng đầy và tự nhiên, dễ dàng biến giấc mơ của chị em thành hiện thực.
1. Đặt túi ngực là gì?
Hai chất liệu phổ biến nhất là túi ngực silicone và túi nước muối sinh lý.
- Chất liệu cao cấp nhất đang được săn đón hiện nay là túi độn silicone keo mềm. Đúng như tên gọi, chất liệu này mềm gần giống với trạng thái tự nhiên của ngực. Chúng cũng nhẹ nhàng và tạo cảm giác ngực đẹp tự nhiên.
- Túi độn bằng nước muối sinh lý không gây nguy hiểm nếu chẳng may bị rò rỉ vì cơ thể có khả năng hấp thu dung dịch này tự nhiên. Tuy nhiên, túi chứa nước muối sinh lý dễ làm xuất hiện nếp gấp, hình ảnh gợn sóng trên da khiến khuôn ngực không căng đẹp tự nhiên.
Hiện nay, có ba loại túi ngực được sử dụng phổ biến nhất là túi gel dạng tròn trơn, túi bề mặt xốp và túi gel hình giọt nước.
- Túi dạng tròn, trơn hoặc nhám: Túi dạng trơn dễ thao tác nhưng khó bám dính nên ngực dễ bị trồi, chảy sang hai bên khi bạn nằm. Túi mặt nhám có độ bám dính tốt hơn nên chuyển động của cơ thể không làm "biến dạng" hình ảnh của bầu ngực.
- Túi bề mặt xốp là túi ngực mặt trơn, được phủ bên ngoài một lớp polyurethane, giúp cho túi ngực có độ mềm mại của túi trơn nhưng vẫn có độ bám dính tốt của túi bề mặt nhám.
- Túi giọt nước cũng có dạng trơn và nhám, phù hợp cho người có ngực nhỏ, ngực mỏng hay thành ngực phía trên có phần xương nhô cao. Túi dạng giọt nước giúp khuôn ngực đẹp thời gian đầu nhưng về sau dễ gây chảy xệ hơn so với túi tròn. Tỉ lệ túi ngực bị xoay, làm giảm thẩm mỹ của khuôn ngực khá cao.
Quá trình nội soi đặt túi ngực
2. Túi ngực như thế nào là phù hợp dáng người?
Thông thường, khi đến bác sĩ, phụ nữ có suy nghĩ: "Đã tốn tiền phẫu thuật thì đặt túi to cho đẹp luôn một lần". Theo chuyên gia, đặt túi kích cỡ bao nhiêu thì phải dựa vào cấu trúc khuôn ngực, da ngực mỏng hay dày, co giãn tốt hay không tốt, mô tuyến vú của bạn có bị chảy xệ hay không, vai bạn hẹp hay rộng. Bạn cũng nên nhớ, túi ngực càng to, nguy cơ biến chứng và rủi ro cũng sẽ càng lớn.
Hiện nay, các loại kích thước túi ngực được sử dụng phổ biến là 225 ml, 250 ml, 275 ml, 300 ml, 350 ml, 400 ml, 500 ml…
Nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng các loại túi có thể tích từ 350ml trở lên trong khi cơ thể họ đa phần không chịu được cặp túi ngực to và nặng như vậy, nhất là dáng người Á Đông thường có dáng người thanh mảnh, khuôn ngực nhỏ nhắn.
Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên lựa chọn túi ngực vừa cỡ, lớn hơn vòng 1 vốn có của bản thân một chút để trông gợi cảm hơn. Đối với người cao thì không nên đặt túi quá nhỏ vì chúng sẽ khiến cho cơ thể của bạn không cân đối và không khác nhiều so với trước.
Ngược lại, người nhỏ bé thì nên chọn loại túi có kích thước vừa phải để bầu ngực trông tự nhiên nhất. Thông thường, phụ nữ cao từ 1m5o thì nên chọn loại túi 275 ml, còn với người cao khoảng 1m6 thì túi 300-325 ml sẽ giúp bầu ngực căng tròn, cân đối với cơ thể. Ngoài việc lựa chọn kích thước túi ngực dựa vào chiều cao thì bạn nên dựa vào chiều rộng vai và cân nặng, khổ người,…
3. Nâng ngực xong nên lưu ý những điều gì?
Liệu nâng ngực có phải là phương pháp lâu dài?
Một điều hiển nhiên là khuôn ngực do phẫu thuật thẩm mỹ đem lại sẽ không tồn tại mãi, nhưng thực tế rất ít khi bị vỡ hay hư hỏng để phải chỉnh sửa lại. Một lý do phổ biến khiến những phụ nữ đã nâng ngực phải đi sửa lại là vì muốn thay đổi kích cỡ ngực sao cho "đồ sộ" hơn. Bởi theo thời gian, ngực của họ sẽ lại bắt đầu xệ xuống do tác dụng của trọng lực hoặc do cơ thể hình thành mô sẹo quanh phần ngực cấy ghép.
Và ngực cấy ghép cũng như ngực tự nhiên, sẽ thay đổi theo tuổi. Theo thống kê của FDA: cứ 5 phụ nữ nâng ngực thì sẽ có 1 người sẽ phải bỏ túi nâng ngực trong vòng 10 năm và tỷ lệ loại bỏ túi ngực sẽ cao hơn ở những phụ nữ nâng ngực sau khi bị ung thư vú.
4. Nếu túi ngực bị hỏng, chị em phải nhận biết thế nào?
Nếu túi nâng ngực bằng muối biển của bạn bị hỏng, bạn sẽ cảm nhận được ngay lập tức vì ngực của bạn sẽ xệ xuống.
Nhưng với túi nâng ngực bằng silicone, bạn sẽ không thể nhận ra ngay được tình trạng này. Nếu không lấy ra kịp thời, "vật thể lạ" này sẽ gây viêm và hoại tử vùng ngực.
Để hạn chế tình trạng đáng tiếc này, chị em nên chú ý và theo dõi vùng ngực thường xuyên vì dấu hiệu chảy xệ rất dễ nhận ra. Đồng thời, FDA khuyến nghị những phụ nữ dùng túi nâng ngực silicone nên đi chụp cộng hưởng từ MRI sau khi phẫu thuật nâng ngực cũng như trung bình 2 năm 1 lần.
Các bài viết về phẫu thuật thẩm mỹ, với tuyến bài đầu tiên xoay quanh vấn đề nâng ngực, là tuyến bài mới của chuyên mục Làm đẹp tại Eva.vn. Tuyến bài viết sẽ cung cấp, khai thác tất cả thông tin về các phương pháp làm đẹp mới, đặc biệt trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, nhằm đem đến cho các Eva những kiến thức cần thiết nhất về làm đẹp trong bối cảnh hiện tại. |
>>XEM THÊM:
Điểm danh các mỹ nhân nâng ngực: Kẻ lên đời nhan sắc người xấu thảm họa
Theo Ketchup (Khám Phá)
Post a Comment