Nhịp sống Hà Nội tại 'phố đi bộ dưới lòng đất'
Hầm bộ hành Ngã Tư Sở được đưa vào sử dụng từ năm 2007, dài gần 500m, rộng 7,5m đi theo vòng tròn. "mê cung dưới lòng đất" với 12 cửa đặt 4 góc đường Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn, mỗi cửa đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp xuống và xe đạp lên.
Cách thành phố ồn ào vài bậc cầu thang, dưới hầm bộ hành giống như một "thế giới" khác, yên ả và rộng rãi. Ở đó người dân tìm được một không gian vui chơi, tập luyện thể thao an toàn hơn, thậm chí khá yên tĩnh để trò chuyện, gặp gỡ.
Nhiều người chọn nơi này làm điểm vui chơi cho con trẻ sau giờ tan học.
Ông bà đón cháu rồi cho con trẻ nghỉ ngơi, vui chơi sau thời gian học ở trường.
Nhiều người cao tuổi chọn hầm bộ hành này làm nơi đi bộ tập thể dục.
Bác Nguyễn Hoài Lê (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) cho biết: "Từ ngày có hầm bộ hành này, tôi thường xuống đây đi bộ buổi chiều, vừa tránh bụi, tránh phương tiện giao thông mà còn có bạn đi bộ cùng. Hơn nữa, không đi bộ dưới này thì không có chỗ nào đi cả".
Không chỉ người cao tuổi, nhiều bạn trẻ cũng tập thể dục dưới khu vực này.
Một nhóm bạn trẻ đang tập nhảy trong hầm đường bộ, nhóm bạn trẻ này cho biết dưới hầm bộ có không gian rộng lại mát mẻ nên cả nhóm thường xuyên tập luyện vào các buổi chiều tối.
Nhiều bạn trẻ mang ván trượt patin xuống hầm bộ hành làm sân trượt.
Những gánh hàng rong, một phần không thể thiếu của đời sống đô thị lựa chọn lối đi này để đảm bảo an toàn.
Những cặp đôi thích sự yên tĩnh thì hầm bộ hành là một địa điểm lý tưởng.
Theo nhân viên tại nhà điều hành hầm bộ hành Ngã Tư Sở, mỗi ca trực luôn phải đi kiểm tra dọc hầm để giám sát, đảm bảo an toàn cho người qua hầm.
Với mật độ dân cư đông, mật độ xây dựng cao, Hà Nội đang đối mặt tình trạng thiếu quỹ đất cho sân chơi, vườn hoa cho người dân nên những khu vực này được tận dụng làm nơi tập luyện, thư giãn...
Source https://www.baomoi.com/nhip-song-ha-noi-tai-pho-di-bo-duoi-long-dat/c/23747551.epi
Post a Comment